• RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰCNVSP

Available courses

Học Thanh Nhạc

Học thanh nhạc giúp bạn cải thiện giọng hát và hát đúng.

Hầu hết những ai chưa từng qua trường lớp đào tạo về thanh nhạc thường e ngại với giọng hát của mình (sợ hát sai cao độ, phát âm không đúng…). Đó là điều tất nhiên, bởi trong Thanh Nhạc có khá nhiều yếu tố cấu thành như; cách lấy hơi – đẩy hơi, cách phát âm tròn tiếng, cách ngân đúng trường độ, hát đúng cao độ, hát bè, luyến láy… Chính vì sự phong phú trong kỹ thuật ca hát như vậy nên môn học thanh nhạc ra đời.
Môn học thanh nhạc là sự đúc kết từ những kinh nghiệm trong ca hát không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả thế giới để đưa ra những bài học kinh nghiệm cũng như những phương pháp luyện thanh, luyện giọng tốt nhất, giúp người học phát triển được chất giọng của mình một cách hiệu quả.
Việc làm chủ được kỹ thuật trong Thanh Nhạc, hát đúng cao độ, trường độ… sẽ giúp bạn tự tin hơn để thoải mái ca hát mà không sợ sai, không sợ tổn thương bộ máy phát âm của mình.

Chất giọng hay cũng cần được gọt giũa, uốn nắn!

Bạn tự tin vào giọng hát của mình vì được bạn bè khen hay, truyền cảm…, nhưng chưa chắc là bạn đã hát đúng. Việc hát đúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cao độ, trường độ, cách lấy hơi, phát âm… mà thường những ai chưa từng được qua trường lớp sẽ khó hình dung được những điều trên.
Việc hát đúng kỹ thuật, luyện thanh – luyện giọng đúng cách sẽ giúp bạn hát tốt hơn, mở rộng âm vực, tăng “nội lực” của chất giọng vốn đã hay của mình. Một điều khá quan trọng khác đó là bạn biết cách gìn giữ giọng hát, tránh những lối hát làm tổn thương bộ máy phát âm, phá hỏng chất giọng.

Lớp dạy học luyện thanh – luyện giọng & các kỹ thuật trong Thanh Nhạc

Được thành lập từ 2011, NỐT TRẦM là một trong những địa chỉ học Thanh Nhạc nhạc uy tín khu vực quận Thủ Đức, Q9, Bình Thạnh TP.HCM. Phương pháp giảng dạy tại đây được biên soạn theo những chương trình dạy nhạc nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới. Đội ngũ giảng viên chuyên ngành nhạc, có thâm niên trong nghề và tâm huyết sư phạm.
Với môn học Thanh Nhạc; chương trình học được biên soạn theo chuẩn giáo trình học Thanh Nhạc của Nhạc Viện và được hướng dẫn học tập trực tiếp bởi những giảng viên Thanh Nhạc tốt nghiệp các trường VHNT, Học viện âm nhạc…

Kỹ năng công nghệ thông tin là gì ?

Kỹ năng công nghệ thông tin (technical skillls) chỉ bộ kỹ năng chung mà một người cần có để hiểu, sử dụng và làm việc với các sản phẩm công nghệ. CNTT là một lĩnh vực rất lớn và phát triển không ngừng, bao gồm nhiều kỹ năng và kiến thức khác nhau.

Hiểu được technical skills là gì và biết sử dụng chúng hiệu quả, bạn sẽ:

  • Tiếp cận được các cơ hội nghề nghiệp tốt hơn
  • Nâng cao hiệu suất/chất lượng công việc
  • Giao tiếp hiệu quả hơn trong môi trường làm việc hybrid
Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin là gì?

Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản

  • Hệ điều hành: Sử dụng các hệ điều hành phổ biến như Apple MacOS, Microsoft Windows, Google's Android OS, hay Apple iOS.
  • Bảo mật: Hiểu về các khái niệm như mật khẩu, firewall (tường lửa), và cập nhật hệ thống.
  • Văn bản và bảng tính: Sử dụng các ứng dụng soạn thảo văn bản như Microsoft Word, Google Doc và phần mềm bảng tính như Microsoft Excel.
  • Email và các ứng dụng làm việc nhóm online: Bao gồm các nền tảng giao tiếp trực tuyến trên Microsoft Teams, Zoom, Google Meet hay các công cụ hỗ trợ teamwork như Google Drive, Zalo, Slack,...

Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao

  • Lập trình: Sử dụng các ngôn ngữ như Python, JavaScript để viết, kiểm tra mã máy (code). 
  • Quản lý và phân tích dữ liệu: Hiểu biết về truy vấn và quản lý cơ sở dữ liệu, sử dụng công cụ như Excel, hoặc SQL để phân tích dữ liệu.
  • Quản lý hệ thống và mạng: Quản lý các hoạt động của hệ thống và mạng máy tính, giám sát hiệu suất, điều chỉnh cấu hình và giải quyết sự cố.
  • Phát triển web: Hiểu về HTML, CSS, và JavaScript để phát triển các website thân thiện với người dùng.

Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin chuyên sâu

  • Phát triển phần mềm: Tạo hướng dẫn để máy tính làm theo lệnh của người dùng bằng các loại ngôn ngữ lập trình cao cấp như C++, Java,...
  • Học máy và trí tuệ nhân tạo: Phát triển và nghiên cứu các thuật toán thống kê có khả năng học từ dữ liệu và khái quát hóa, dự đoán dữ liệu. 
  • Công nghệ đám mây: Sử dụng mạng lưới các máy chủ từ xa được lưu trữ trên internet để lưu, quản lý và xử lý dữ liệu thay vì máy chủ cục bộ.